Sùi mào gà ở miệng là gì? Dấu hiệu nguyên nhân và cách chữa trị

13-03-2018
Bởi: admin Có: 1 bình luận 2236 lượt xem

Sùi mào gà ở miệng là bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn, thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục cả nam và nữ. Hiện nay, khi quan niệm tình dục ngày càng thoáng, quan hệ tình dục bằng miệng trở nên phổ biến thì tỉ lệ bệnh nhân mắc sùi mào gà ở miệng ngày càng tăng cao Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh sùi mào gà như thế nào? Hãy cùng các bác sĩ chuyên khoa Thái Hà tìm hiểu một số thông tin qua bài viết sau:

sui mao ga o mieng

Theo các chuyên gia: Bệnh sùi mào gà ở miệng là do Huma papilloma virus gây nên. Đây là loại virus gây nên tổn thương u nhú ở người, có khả năng lây từ người này sang người khác do quan hệ tình dục không an toàn hoặc do tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở miệng

Bệnh sùi mào gà ở miệng khiến người bệnh đau buốt khi nhai, nuốt, do đó, người bệnh thường chán ăn, miệng bị nặng mùi, … lâu ngày sẽ gây ra ung thư vòm họng. Vậy nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở miệng do đâu:

  • Do quan hệ bằng miệng: Việc quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn bằng miệng, hôn, đặc trưng với các người mắc bệnh sùi mào gà sẽ khiến bạn bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà.
  • Thói quen dùng chung đồ cá nhân: Sử dụng chung đồ cá nhân như bàn chải đánh răng, son môi, công cụ vệ sinh lưỡi, khăn mặt, … sẽ dễ dàng làm cho bạn mắc bệnh sùi mào gà ở miệng.
  • Do tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh: Khi quan hệ bằng miệng tới những tổn thương ở niêm mạc miệng, lưỡi, … sẽ gây cho bệnh mắc bệnh sùi mào gà ở miệng.

Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà ở miệng

Vì sùi mào gà ở miệng diễn biến khá phức tạp, nên mọi người cần nắm được những triệu chứng của bệnh qua từng giai đoạn. Cụ thể

1. Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn ủ bệnh

Sùi mào gà ở miệng do virus HPV gây ra, khi virus xâm nhập vào cơ thể trong thời gian dài mà chưa gây ảnh lớn đến sức khỏe. Đó chính là thời gian ủ bệnh.

Sùi mào gà ở miệng có thời gian ủ bệnh dài, từ 1 đến 9 tháng. Hầu hết trong giai đoạn này, không có triệu chứng sùi mào gà biểu hiện bên ngoài. Do đó không thể phát hiện ra bệnh trong thời gian này.

Những trường hợp nghi ngờ mình mắc bệnh, sau đó đi xét nghiệm HPV mới có thể phát hiện ra bệnh.

2. Dấu hiệu sùi mào gà trong giai đoạn đầu

Sau giai đoạn ủ bệnh, bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn 1. Giai đoạn này, bệnh nhân có thể quan sát vùng miệng xuất hiện những mảng trắng trong trên lưỡi, khoang miệng, …

Nếu quan sát các biểu hiện những nốt mụn đỏ li ti, nhiều. Tuy nhiên, khoang miệng vốn màu hồng đỏ nên việc quan sát các nốt mụn đỏ này là rất khó khăn. Do đó để phát hiện trong giai đoạn này cũng rất khó.

3. Giai đoạn khi phát triển mạnh

Những nốt sùi hình thành chủ yếu ở khoang miệng, lưỡi, nướu, lợi và môi. Ban đầu mụn xuất hiện ít, thưa thớt. Nhưng càng ngày các nốt mụn càng nhiều.

Các nốt sùi mào gà có đặc điểm, sần sùi và có hình như những chiếc súp lơ mini. Khi xuất hiện những nốt mụn đặc trưng thì xác định được bệnh một cách chính xác.

Lúc này bệnh khá nặng và cần thực hiện điều trị, nếu không thực hiện điều trị kịp thời các nốt mụn phát triển thành các mảng sần lớn, khiến khoang miệng vô cùng vướng víu.

Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở miệng, hay nghi ngờ mình bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà, các bạn cần thực hiện thăm khám và điều trị bệnh sớm nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Cách chữa sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà nếu như không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ không chỉ khiến người bệnh mặc cảm, tự ti, tình trạng vướng víu khó ở miệng, họng gây khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, nguy hiểm hơn, đối với những trường hợp người bệnh nhiễm virus HPV tuýp 16, 18 còn có thể phát triển thành ung thư lưỡi, ung thư vòm họng, … nếu như không được can thiệp của y khoa kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong.

Theo các bác sĩ của phòng khám Thái Hà cho biết, những người bị sùi mào gà ở miệng hiện nay thường được điều trị bằng kỹ thuật ALA-PDT vì phương pháp này cho hiệu quả cao và hạn chế khả năng bệnh tái phát.

  • Khi điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng, lưỡi cần chú ý là vị trí có liên quan trực tiếp đến việc ăn uống. Hơn nữa, sùi mào gà nếu ở trong miệng thì nó sẽ luôn bị ẩm ướt và được coi là tổn thương bên trong, không như những nốt sùi bên ngoài da.
  • Để điều trị người bệnh không nên chữa theo phương pháp dân gian vì như thế bệnh sẽ không khỏi được mà còn có thể gây ra phản ứng ngoài ý muốn, làm tổn hại đến sức khỏe.
  • Khi có những triệu chứng sùi mào gà, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, chuẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.  

Bác sĩ khuyến cáo: Bạn không nên tự ý mua thuốc về tự điều trị để tránh xảy ra những biến chứng không mong muốn. Bên cạnh đó cũng rất cần có lối sống lành mạnh, chung thủy một bạn tình và trang bị cho mình ngững kiến thức về bệnh xã hội để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Hy vọng, với những chia sẻ của bác sĩ Phòng khám Thái Hà sẽ giúp các chị em hiểu thêm được nhưng thông tin hữu ích cho mình về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh sùi mào gà ở miệng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bệnh, hãy gọi điện đường dây nóng của phòng khám theo số điện thoại 01665.115.116 – 01665.116.117 để được tư vấn và đặt lịch khám.

Từ khóa: ,

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC